Điểm tin về Ransomeware và 10 khuyến nghị hữu ích phòng chống Ransomware

Điểm tin về ransomeware và 10 khuyến nghị hữu ích giúp doanh nghiệp phòng chống ransomware

Ransomware là một trong những mối đe dọa an ninh mạng nghiêm trọng nhất hiện nay. Theo nghiên cứu của Marcelo Riverco, chuyên gia về ransomware của Malwarebytes, số lượng các cuộc tấn công ransomware ngày càng tăng về số lượng, phạm vi tấn công và tinh vi hơn. Tuy nhiên, số lượng nạn nhân bị tấn công có thể cao hơn nhiều so với số liệu thống kê, do nhiều nạn nhân không báo cáo vụ việc.

Trong nghiên cứu này, có đến 318 nạn nhân mới đã bị tấn công trong tháng 10 năm 2023. LockBit, NoEscape và PLAY là ba nhóm ransomware hoạt động mạnh nhất trong tháng 10, với số lượng nạn nhân lần lượt là 64, 40 và 36.

Một số tin tức đáng chú ý trong tháng 11

Các nhóm tin tặc ransomware bị triệt phá

Tháng 10 năm 2023, Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) và Cơ quan Hợp tác tư pháp châu Âu (Eurojust) tuyên bố triệt phá thành công nhóm tin tặc ransomware RagnarLocker. Tuy nhiên, các cơ quan thực thi pháp luật vẫn chưa chính thức xác nhận vụ bắt giữ này.

Cùng lúc đó, nhóm tin tặc RansomedVC cũng bị bắt giữ. Thủ lĩnh nhóm hacker này đã xuất hiện trên Telegram với ý định bán lại hoạt động của nhóm, nhưng chỉ vài ngày sau đã tuyên bố giải thể nhóm sau khi nhận được thông tin rằng 6 thành viên cao cấp đã bị bắt giữ. 

Nhóm tin tặc Trigona cũng bị đánh sập máy chủ bởi các hacker người Ukraine. Trigona bị cáo buộc gây ra ít nhất 30 cuộc tấn công trên nhiều lĩnh vực khác nhau kể từ lần đầu tiên xuất hiện vào tháng 10 năm 2022. Đây được cho là hành động trả đũa cho các cuộc tấn công của Trigona đã nhắm vào Ukraine.

Số lượng các cuộc tấn công ransomware bởi các nhóm tin tặc, tháng 10 năm 2023. Nguồn: Malwarebyte

Số lượng các cuộc tấn công ransomware bởi các nhóm tin tặc, tháng 10 năm 2023. Nguồn: Malwarebytes

Số lượng các cuộc tấn công Ransomware ở các quốc gia, tháng 10 năm 2023. Nguồn: Malwarebytes

Số lượng các cuộc tấn công Ransomware theo ngành nghề, tháng 10 năm 2023. Nguồn: Malwarebytes

 

Nhóm tin tặc CL0P đang nhắm mục tiêu vào lĩnh vực giáo dục

Theo báo cáo của Resilience, 48% nạn nhân của cuộc tấn công vào MOVEit trong nửa đầu năm 2023 thuộc các tổ chức giáo dục. Điều này cho thấy CL0P có khả năng nhắm mục tiêu vào lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, cần có thêm dữ liệu từ các nguồn khác đưa đến kết luận này.

Dữ liệu của Resilience có thể bị thiên lệch do công ty này có nhiều khách hàng là các tổ chức giáo dục. Theo dữ liệu từ Malwarebytes, tỷ lệ máy chủ MOVEit thuộc lĩnh vực giáo dục chỉ chiếm 3%, nhưng tỷ lệ tổ chức giáo dục là nạn nhân của cuộc tấn công MOVEit lại cao hơn, lên tới 6%. Điều này có thể do các tổ chức giáo dục thường có ít nguồn lực để khắc phục các lỗ hổng bảo mật và dễ trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công.

 

Microsoft mở cuộc điều tra Scattered Spider, nhóm tin tặc ransomware đứng sau các cuộc tấn công các sòng bạc lớn của Mỹ

Tháng 10, Microsoft đã thực hiện một cuộc điều tra vào nhóm tin tặc ransomware Scattered Spider. Microsoft phát hiện Scattered Spider sử dụng kỹ thuật LOTL để tấn công MGM Resorts và Caesar Entertainment. Kỹ thuật này sử dụng các công cụ hợp pháp để thực hiện các hoạt động độc hại, khiến nó khó bị phát hiện. Sự thành công của Scattered Spider cho thấy LOTL là một mối đe dọa ngày càng gia tăng, các chuyên gia an ninh mạng cần phát hiện các hoạt động bất thường trong các công cụ và cấu hình mạng chính thống.

 

Top 10 biện pháp bảo mật cho các thiết bị đầu cuối cần được tuân thủ trong các tổ chức/ doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, các quản trị viên hệ thống CNTT cần ngăn chặn sự xâm nhập của ransomware bằng cách quản lý và bảo mật tất cả các thiết bị đầu cuối. Đây là điểm yếu nhất mà tin tặc thường khai thác. Dưới đây là 10 khuyến nghị hàng đầu về việc quản lý và bảo mật các thiết bị đầu cuối để phòng chống ransomware:

  1. Triển khai các cấu hình bảo mật để ngăn chặn các cuộc tấn công dò tìm mật khẩu. Ví dụ: triển khai các chính sách mật khẩu mạnh và sử dụng xác thực đa yếu tố.
  2. Loại bỏ các lỗ hổng về hệ điều hành và ứng dụng bằng cách luôn cập nhật các bản vá mới. Các lỗ hổng nếu bị khai thác có thể dẫn đến một cuộc tấn công mạng, vì vậy hãy đảm báo chúng được ưu tiên khắc phục ngay lập tức.
  3. Kiểm tra và giám sát tất cả các hoạt động trong hệ thống mạng bằng cách xác định các rủi ro. Điều này có thể thực hiện thông qua việc dò quét các cổng, tường lừa, mã hoá với BitLocker, …
  4. Gỡ cài đặt các ứng dụng không sử dụng, phiên bản cũ và có nguy cơ cao sau khi được xác định trong hệ thống mạng.
  5. Chỉ cho phép cài đặt các ứng dụng an toàn và theo chính sách bảo mật của doanh nghiệp/ tổ chức.
  6. Để ngăn chặn các cuộc tấn công trong nội bộ, hãy thiết lập việc quản lý và truy cập đặc quyền của người dùng.
  7. Ngăn chặn các tiện ích mở rộng của trình duyệt Web, và các trang Web độc hại để ngăn chặn các cuộc tấn công dựa trên trình duyệt.
  8. Giám sát và quản lý các thiết bị ngoại vi để ngăn chặn rò rỉ dữ liệu.
  9. Sao lưu dữ liệu định kỳ.
  10. Trang bị giải pháp chống Virus để phát hiện các cuộc tấn công dựa trên hàm băm.

 

Các biện pháp bảo mật thiết bị đầu cuối là vô cùng quan trọng, nhưng việc áp dụng và quản lý chúng lại là một thách thức đối với nhiều tổ chức/doanh nghiệp. ManageEngine Endpoint Central là một giải pháp toàn diện giúp giải quyết thách thức này với các tính năng vượt trội dưới đây:

Quản lý mối đe doạ và lỗ hổng:
  • Cải thiện tính bảo mật của hệ thống bằng cách phát hiện và khắc phục ngay các lỗ hổng đang tồn tại.
  • Tăng cường bảo mật bằng cách triển khai các chính sách bảo mật và giải thiểu các cấu hình sai trên hệ thống.
  • Loại bỏ các ứng dụng có rủi ro bảo mật cao thông qua việc chủ động kiểm tra hệ thống mạng định kỳ.
Quản lý bản vá:
  • Cho phép kiểm tra các bản vá bảo mật theo quy trình đã được định nghĩa trước khi triển khai cho toàn bộ hệ thống.
  • Triển khai bản vá tự động theo lịch trình.
  • Hỗ trợ triển khai bản vá cho các hệ điều hành phổ biến Windows, MacOS, Linux và hơn 850 ứng dụng của bên thứ ba.
Quản lý thiết bị ngoại vi:
  • Quản lý và kiểm tra việc sử dụng các thiết bị ngoại vi trong hệ thống.
  • Cho phép theo dõi và sao lưu tập tin gốc ra một vị trí an toàn khi chúng được sao chép qua thiết bị ngoại vi.
  • Cho phép, hạn chế hoặc xoá thiết bị dựa trên yêu cầu của người dùng, thiết lập danh sách các thiết bị ngoại vi tin cậy được phép sử dụng.
Quản lý ứng dụng:
  • Thu thập thông tin của tất cả ứng dụng được cài đặt trên các thiết bị đầu cuối trong hệ thống mạng.
  • Chỉ cho phép sử dụng các ứng dụng theo chính sách của tổ chức/ doanh nghiệp.
  • Thiết lập nâng cao quản lý đặc quyền để ngăn chặn các cuộc tấn công nội bộ.
Quản lý trình duyệt:
  • Cung cấp cái nhìn toàn diện về việc sử dụng trình duyệt trong hệ thống mạng.
  • Bảo mật trình duyệt Web của người dùng bằng cách phát hiện và xoá các tiện ích mở rộng có rủi ro cao.
  • Ngăn chặn sử dụng các trang Web không an toàn, tránh ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công mạng.
Ngăn chặn thất thoát dữ liệu:
  • Sử dụng các mẫu được định nghĩa trước để thu thập thông tin về các dữ liệu nhạy cảm trong hệ thống.
  • Thiết lập các giao thức để truy cập và truyền dữ liệu.
  • Nhanh chóng phát hiện và khắc phục các kết quả nhận diện sai để nâng cao hiệu suất và tính bảo mật.
Bảo mật trước các cuộc tấn công ransomware:
  • Phân tích hành vi dựa trên máy học (machine learning) để phát hiện chính xác các cuộc tấn công của ransomware.
  • Ghi nhận thông tin đầy đủ, chuyên sâu của các cuộc tấn công, đưa ra phản hồi để khắc phục sự cố ngay lập tức và ngăn chặn các cuộc tấn công tương tự trong tương lai.
  • Khôi phục tập tin với một thao tác nhấp chuột đơn giản thông qua quy trình khôi phục được cấp bằng sáng chế với Microsoft VSS.

Tham khảo thêm về giải pháp Quản lý và bảo mật thiết bị đầu cuối ManageEngine Endpoint Central: https://www.smone.vn/manageengine-endpoint-central