Giám sát và quản lý từ xa cho các nhà cung cấp dịch vụ: Dự đoán cho năm 2022
Các nhà cung cấp dịch vụ (MSP) đã chủ động mang đến các dịch vụ tại chỗ (on-premise) cho những khách hàng là doanh nghiệp và thành công trong việc giúp họ quản lý hệ thống CNTT. Để đạt được thành tựu này, họ dựa vào nhiều công cụ tùy chỉnh được thiết kế đặc biệt để quản lý cơ sở hạ tầng CNTT hoàn chỉnh dành cho tất cả các khách hàng của họ. Các MSP thường dựa vào các công cụ quản lý và giám sát từ xa (RMM) để cung cấp dịch vụ cho khách hàng, đáp ứng cam kết chất lượng dịch vụ và có tỷ lệ hoàn vốn đầu tư tốt.
Có nhiều công cụ RMM cho các MSP lựa chọn, nhưng chúng rất đa dạng về khả năng thích ứng với xu hướng thị trường đang phát triển và mạng lưới khách hàng. Các MSP cần phải hiểu xu hướng quản lý mạng của khách hàng và xác định phần mềm RMM nào phù hợp để đáp ứng nhu cầu của họ. Dưới đây là các xu hướng RMM chính trong năm 2022 mà các MSP có thể tham khảo.
RMM SaaS
RMM là sự kết hợp của việc giám sát và quản lý nhiều thiết bị của khách hàng từ một nền tảng duy nhất. Do hầu hết các ứng dụng hiện nay đều hoạt động theo mô hình điện toán đám mây nên đã đến lúc các MSP phải chuyển sang RMM SaaS. Các công cụ điện toán đám mây cho phép các tổ chức giao tiếp và kinh doanh nhanh hơn bao giờ hết. Hầu hết các doanh nghiệp có thể đã sử dụng các công cụ điện toán đám mây và các MSP có thể được hưởng lợi rất nhiều từ phần mềm điện toán đám mây được thiết kế cho nhu cầu của họ. Khi RMM di chuyển lên đám mây, các MSP có thể nhận được một loạt lợi ích, bao gồm hiệu quả cao hơn, kỹ thuật viên hỗ trợ nhanh chóng và khách hàng hài lòng.
Một phần mềm RMM có tất cả các tính năng cho MSP
Phần mềm RMM cho phép các MSP chuyển đổi từ việc quản lý một phần duy nhất của hệ thống mạng CNTT sang tổng hợp tất cả các tác vụ quản lý CNTT cho các hệ thống mạng của khách hàng. Với các công cụ RMM hiện có trên thị trường, MSP có thể quản lý và giám sát hầu hết mọi thiết bị trong hệ thống mạng của khách hàng, có thể là bộ định tuyến, thiết bị chuyển mạch, máy in, máy chủ, máy tính để bàn, máy tính xách tay, thiết bị di động hoặc thậm chí là thiết bị tại điểm bán hàng. Với trách nhiệm đối với các MSP ngày càng tăng, họ đang tìm kiếm một phần mềm quản lý duy nhất sở hữu đa dạng các tính năng.
Bước đầu tiên để tạo ra phần mềm có tất cả các tính năng trong một này là tích hợp các tính năng của bàn dịch vụ (ServiceDesk) với các công cụ RMM. Trong năm 2022, chúng tôi hy vọng các giải pháp RMM sẽ được tích hợp với ITSM và quản lý định danh cũng như truy cập, giúp MSP chỉ cần sử dụng một giải pháp duy nhất để quản lý toàn bộ mạng lưới mạng của khách hàng.
Thay đổi trong hệ thống mạng của khách hàng
Năm 2020 chứng kiến sự xuất hiện của mô hình làm việc tại nhà và 2021 chứng kiến sự kết hợp giữa mô hình làm việc tại nhà và làm việc tại văn phòng. Bước sang năm 2022, chúng tôi mong đợi mô hình làm việc từ mọi nơi sẽ xuất hiện. Năm 2021 đã chỉ ra rằng với những nhân viên làm việc từ xa, năng suất làm việc có thể được duy trì hoặc thậm chí được nâng cao, sự phối hợp trong công việc có thể tiếp tục cải thiện. Các tổ chức sẽ triển khai mô hình làm việc an toàn từ mọi nơi, trong đó quyền truy cập có thể được mở rộng đến không chỉ văn phòng tại nhà mà còn trong cửa hàng bán lẻ, khách sạn, bệnh viện, sân bay, v.v.
Với mô hình làm việc từ mọi nơi, nhân viên có thể dễ dàng truy cập vào các ứng dụng VoIP, truyền thông hợp nhất và video đồng thời kích hoạt hiệu suất và bảo mật trên đám mây lẫn on-premise từ mọi nơi trên thế giới. Cho dù một ứng dụng kinh doanh được lưu trữ trên đám mây hay on-premise, các chính sách quản lý và bảo mật sẽ được thực thi một cách nhất quán. Các MSP cần đầu tư vào các công cụ RMM tổng thể có thể thích ứng với sự thay đổi này. Họ cũng cần triển khai phương pháp tiếp cận 360 độ để có khả năng hiển thị và kiểm soát danh tính, các mối đe dọa và thiết bị đầu cuối. Với cách tiếp cận chiến lược đối với hệ thống mạng và bảo mật, các MSP sẽ có thể triển khai mô hình làm việc từ mọi nơi an toàn, có thể mở rộng và được tối ưu hóa cho hệ thống mạng của khách hàng.
Nhu cầu cấp thiết để đáp ứng các tiêu chuẩn tuân thủ
Hiện này, các MSP đang tìm cách cải thiện tính bảo mật, chủ động tiếp cận các vấn đề CNTT và cung cấp thời gian hoạt động tốt hơn cho hệ thống mạng của khách hàng. Do đó, họ chắc chắn sẽ cần các công cụ đáng tin cậy để quản lý văn phòng từ xa, giảm thiểu rủi ro và xử lý các hoạt động về tuân thủ và bảo mật. Không còn là một phần của các mối quan tâm về tuân thủ, luật pháp hoặc kiểm toán, quyền riêng tư đã trở thành một quy tắc ngày càng có sức ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động của một tổ chức.
Vì vậy, quyền riêng tư nên được tích hợp nhiều hơn trong mọi tổ chức. Điều này có nghĩa là các MSP quản lý CNTT của một tổ chức phải tuân thủ tất cả các chính sách, yêu cầu các công cụ RMM tuân thủ các tiêu chuẩn hiện có, như GDPR, VPAT, HIPAA, NIST, ISO và POPIA giúp các MSP xây dựng lòng tin và dễ dàng mở rộng khách hàng của họ.
Nền tảng bảo mật cho các MSP
Bảo mật là một mối quan tâm hàng đầu của mọi tổ chức và các MSP phải luôn chủ động giải quyết nó. Các cuộc tấn công mạng không chỉ tác động đến tổ chức mục tiêu; chúng thường có hiệu ứng domino gây hại cho các đối tác, nhà cung cấp, khách hàng và những người khác trong chuỗi cung ứng. Đây là một trong những mối lo ngại khi chúng ta bước sang năm 2022, cùng với các vụ vi phạm dữ liệu, phần mềm gián điệp, ransomware và các cuộc tấn công lừa đảo ngày càng gia tăng. Các MSP sẽ cần duy trì một lớp bảo mật mạnh mẽ xung quanh hệ thống mạng của mỗi tổ chức và luôn sẵn sàng với các biện pháp phản ứng trong trường hợp bị xâm phạm.
Để tăng cường bảo mật hệ thống mạng, các phần mềm RMM hiện ưu tiên tập trung vào khả năng bảo mật được tích hợp sẵn, bao gồm quản lý lỗ hổng nâng cao, quản lý bảo mật trình duyệt cũng như bảo mật ứng dụng và thiết bị. Các MSP sẽ có thể đơn giản hóa hơn nữa việc quản lý an ninh mạng đối với mạng của khách hàng bằng phần mềm RMM được trang bị đầy đủ.
Để cân bằng được tất cả các trách nhiệm của mình và vượt qua những thách thức sắp tới vào năm 2022, các MSP cần có các giải pháp RMM toàn diện có thể đáp ứng mọi nhu cầu của họ. Cho dù đó là giải pháp dựa trên đám mây hay on-premise, một điều chắc chắn là: công cụ RMM phù hợp là bắt buộc phải có đối với MSP. Phần mềm RMM cho phép các kỹ thuật viên cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đảm bảo rằng CNTT và bảo mật luôn được cập nhật.
ManageEngine RMM Central chính là công cụ mà các MSP cần. Nó cho phép các MSP khám phá, quản lý, giám sát và bảo mật toàn bộ cơ sở hạ tầng CNTT của khách hàng. Giải pháp này hợp nhất giám sát mạng và quản lý thiết bị đầu cuối, cung cấp một cái nhìn tổng thể về tất cả hệ thống mạng của khách hàng. RMM Central có thể thúc đẩy sự tin cậy và tăng trưởng cho các nhà cung cấp dịch vụ.
Nguồn: ManageEngine Blog